Lập trìnhCông nghệWordpress

WP Super Cache là gì? Plugin tăng tốc website WordPress hiệu quả

WP Super Cache là gì?

WP Super Cache là một plugin miễn phí được thiết kế để tạo bộ nhớ đệm cache cho website bằng cách sử dụng phương thức HTML cache. Chức năng chính của WP Super Cache là tối ưu hóa tốc độ tải website, giảm sử dụng băng thông, cũng như cải thiện khả năng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO). Đồng thời, nó mang lại nhiều lợi ích khác trong quá trình quản lý và tối ưu hóa website của bạn.

Cách cài đặt WP Super Cache

Các điều cần lưu ý khi cài WP Super Cache

Để tránh một số lỗi có thể xảy ra trong quá trình cài đặt WP Super Cache, bạn có thể thực hiện các bước chuẩn bị sau:

  • Mở file wp-config.php trong trình quản lý File Manager.
  • Tìm đoạn mã <?php (sử dụng tổ hợp phím Ctrl + F).
  • Thêm đoạn mã sau vào đầu file: define( ‘WP_CACHE’, true );
  • Truy cập trang quản lý website (domain/wp-admin).
  • Chọn và bật tính năng Permalink để sử dụng WP Super Cache.

Kích hoạt WP Super Cache

Tiếp tục quá trình cài đặt plugin WP Super Cache:

  • Truy cập vào mục Plugin -> Add new và nhập tên plugin là WP Super Cache.
  • Sau khi hoàn tất quá trình tải về, chọn Active để kích hoạt plugin.
  • Nếu bạn gặp lỗi như hiển thị trong ảnh, đó có nghĩa là bạn chưa thêm đoạn mã define( ‘WP_CACHE’, true ) vào file wp-config.php.

Nếu file wp-config.php của bạn đang được thiết lập CHMOD là 644, điều này có nghĩa là nó không có quyền ghi tự động. Trong trường hợp này, bạn chỉ cần nhấn nút “Update Status” để cập nhật tự động. Sau đó, vào mục Setting -> WP Super Cache, tại tab Easy, chọn “Caching On” và nhấn “Update Status”.

Vậy là quá trình cài đặt WP Super Cache đã hoàn tất. Để kiểm tra xem plugin có đang hoạt động hay không, bạn có thể mở trang web từ một trình duyệt khác và kiểm tra mã nguồn bằng cách sử dụng tổ hợp phím “Ctrl + U”. Sau đó, sử dụng tổ hợp phím tìm kiếm để tìm đoạn mã sau. Nếu bạn thấy đoạn mã này, có nghĩa là bạn đã cài đặt WP Super Cache thành công.

Cách quản lý các file cache

Quá trình cài đặt plugin WP Super Cache khá đơn giản và tất cả các thao tác lưu cache sẽ được thực hiện tự động. Để kiểm tra các file cache, bạn có thể chọn tab Content và sau đó chọn List all cached files. Lúc này, một danh sách các trang đã được lưu cache sẽ hiển thị như trong hình ảnh.

Thiết lập tối ưu WP Super Cache

Dưới đây là một số cài đặt nâng cao của WP Super Cache được thực hiện trong tab Advance. Mặc dù là cài đặt nâng cao, tuy nhiên bạn chỉ cần chọn theo các tùy chọn dưới đây và sau đó lưu lại là được.

Cài đặt nâng cao cho plugin WP Super Cache
Xóa các file cache cũ sau khi bài viết được update
Thiết lập thời gian xử lý cache
Thiết lập tab Preload WP Super Cache

Tại tab Preload hãy đặt cấu hình như ảnh trên:

Thiết lập tab Plugin WP Super Cache

Tại tab Plugin, nếu có plugin tương thích được hiện trong mục này bạn có thể Enabled, nếu không hãy để mặc định là được.

Thiết lập tab Debug WP Super Cache

Tại tab Debug, chọn enable ở mục Display comments at the end of every page like this.

Test Cache để kiểm tra lỗi sau khi cài đặt WP Super Cache

Sau khi hoàn thành quá trình cài đặt theo từng tab như đã mô tả, bạn hãy chuyển về tab Easy và chọn “Test cache” để kiểm tra xem có lỗi nào xuất hiện hay không. Nếu kết quả như hiển thị trong ảnh, thì chúc mừng bạn đã tối ưu hóa WP Super Cache thành công.

Hiện nay, mặc dù có nhiều plugin khác có chức năng tương tự WP Super Cache, nhưng plugin này vẫn được đánh giá cao hơn nhiều. Với giao diện dễ sử dụng, hoạt động ổn định và khả năng tối ưu hóa tốt để cải thiện tốc độ, chỉ cần sử dụng WP Super Cache, bạn đã có thể nâng cao trải nghiệm người dùng trên trang web của mình. Điều này cũng giúp tránh được các lỗi xung đột giữa các plugin khác nhau.

Sửa lỗi timestamp

Sửa lỗi timestamp khi cài đặt WP Super Cache

Trong trường hợp xuất hiện lỗi timestamp như trong ảnh trên khi kiểm tra cache, có nghĩa là lỗi thời gian lưu cache trên máy chủ không khớp với mốc thời gian trên máy tính của bạn. Để khắc phục, bạn có thể xóa cache (tab Content->Delete Cache), sau đó truy cập trang web bằng một trình duyệt khác và thực hiện lại bước kiểm tra cache. Lỗi timestamp không quá nghiêm trọng, nên người dùng có thể tự điều chỉnh chúng một cách dễ dàng.

Nếu vấn đề vẫn tiếp tục sau khi bạn đã thực hiện các bước sửa chữa, bạn không cần phải lo lắng quá nhiều. Thay vào đó, bạn chỉ cần kiểm tra xem tốc độ tải trang web có được cải thiện hay không là đủ.

Một số lưu ý khi dùng WP Super Cache

Mặc dù WP Super Cache mang lại nhiều ưu điểm, tuy nhiên khi cài đặt và sử dụng, bạn cũng cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

  • WP Super Cache có thể gây ảnh hưởng đến việc hoạt động chính xác của các plugin đếm lượt xem bài viết.
  • Nếu bạn đang sử dụng SSL/HTTPS, có thể phát sinh lỗi trắng trang hoặc lỗi 404.
  • Trong trường hợp chuyển hosting, nên gỡ bỏ plugin WP Super Cache trước khi chuyển đến hosting mới và sau đó cài đặt lại để tránh lỗi trắng trang do đường dẫn không đúng.
  • Tắt các plugin bảo mật như iThemes Security, BulletProof Security trước khi cài đặt WP Super Cache.
  • Nên sử dụng chỉ một plugin cache cho mỗi trang web để tránh xung đột và lỗi không mong muốn.

Cách cài WP Super Cache cho Woocommerce

Woocommerce là một plugin hỗ trợ bán hàng phổ biến được sử dụng cho các trang web WordPress. Nếu bạn đang tích hợp plugin này, hãy truy cập tab “Advance” và tại phần “Accepted Filenames & Rejected URIs,” chọn “Pages” như trong hình để đảm bảo rằng các trang giỏ hàng và thanh toán sẽ không được lưu cache.

Cách cài đặt WP Super Cache cho NGINX

Cài đặt WP Super Cache cho NGINX cũng khá đơn giản:

  • Đầu tiên, bạn cần cấp quyền cho user NGINX sở hữu thư mục chứa website.
chown -R nginx:nginx /home/website/example.com/public_html

Tiến hành cài đặt plugin như bình thường (Plugins->Add new), kích hoạt xong mở file cấu hình domain trong NGINX thêm đoạn code sau vào giữa cặp server {…             }.

set $cache_uri $request_uri;




# POST requests and urls with a query string should always go to PHP

if ($request_method = POST) {

        set $cache_uri 'null cache';

}

if ($query_string != "") {

        set $cache_uri 'null cache';

} 




# Don't cache uris containing the following segments

if ($request_uri ~* "(/wp-admin/|/xmlrpc.php|/wp-(app|cron|login|register|mail).php|wp-.*.php|/feed/|index.php|wp-comments-popup.php|wp-links-opml.php|wp-locations.php|sitemap(_index)?.xml|[a-z0-9_-]+-sitemap([0-9]+)?.xml)") {

        set $cache_uri 'null cache';

} 




# Don't use the cache for logged in users or recent commenters

if ($http_cookie ~* "comment_author|wordpress_[a-f0-9]+|wp-postpass|wordpress_logged_in") {

        set $cache_uri 'null cache';

}
  • Kế tiếp, tìm cặp localtion / {….} và thay thế bằng:
#Load from cache

location / {

     try_files /wp-content/cache/supercache/$http_host/$cache_uri/index.html $uri $uri/ /index.php ;

}

 Với ba bước trên, bạn đã cài đặt WP Super Cache cho NGINX thành công.

Plugin thay thế cho WP Super Cache

Hiện nay, ngoài WP Super Cache, bạn còn có thể lựa chọn giữa nhiều plugin khác để hỗ trợ tạo cache cho trang web của mình. Dưới đây là một số plugin phổ biến mà bạn có thể tham khảo:

  1. W3 Total Cache: Là một plugin tạo cache miễn phí với đầy đủ các tính năng chuyên nghiệp. Tuy nhiên, do hỗ trợ nhiều kỹ thuật tạo cache, việc sử dụng W3 Total Cache có thể phức tạp đối với người mới.
  2. WP Rocket: Là một plugin trả phí với đầy đủ tính năng tạo cache. Điểm mạnh của WP Rocket là giao diện người dùng tương đối dễ sử dụng, thích hợp cho cả người mới.
  3. Simple Cache: Như tên gọi, Simple Cache được thiết kế cho người mới sử dụng WordPress. Ưu điểm của nó là giao diện đơn giản, cho phép tạo bộ nhớ đệm và nén dữ liệu trang dưới định dạng gzip.
  4. Cache Enabler: Là một plugin của KeyCDN, chỉ cần cài đặt và kích hoạt, phần còn lại sẽ được tự động hóa. Plugin này cũng có chế độ làm gọn bộ nhớ đệm trong cài đặt.
  5. WP Fastest Cache: Một plugin được đánh giá cao, tích hợp các tính năng từ CDN, hệ thống thu gọn HTML và CSS, tổ hợp CSS và JS, nén Gzip và bộ nhớ đệm trình duyệt.

Bài viết liên quan

Chat