Công nghệ

Nginx là gì? Những thông tin về Nginx lập trình viên cần biết

Khi người dùng cần tìm kiếm một web server mạnh mẽ có khả năng xử lý nhiều kết nối đồng thời, Nginx thường được nhiều chuyên gia khuyến nghị. Vậy Nginx là gì? Hãy cùng FPT Shop khám phá về máy chủ web mã nguồn mở này trong bài viết dưới đây!

Tìm hiểu Nginx là gì?

Nginx là một web sever mã nguồn mở mạnh mẽ và được biết đến rộng rãi. Máy chủ này sử dụng kiến trúc đơn luồng, hướng sự kiện (event-driven), và không đồng bộ (asynchronous). Nhờ vào các đặc điểm này, Nginx đạt được hiệu suất cao và độ ổn định tối đa, vượt trội so với máy chủ Apache.

Sau 2 năm triển khai nghiên cứu, Igor Sysoev chính thức phát hành Nginx vào tháng 10/2004. Ban đầu, Nginx được thiết kế để phục vụ web HTTP. Tuy nhiên, ngày nay, nó đã mở rộng sử dụng của mình và được áp dụng rộng rãi như một reverse proxy, HTTP load balancer, và email proxy. Nginx hiện được sử dụng trên 1-4% tổng số lượng tên miền trên toàn cầu, và là một trong những lựa chọn phổ biến cho các công ty lớn như Facebook, Google, Microsoft,….

Nguyên lý hoạt động của Nginx là gì?

Khác với nhiều chương trình sever khác, Nginx không hoạt động dựa trên luồng (threads) để xử lý các truy vấn (request). Thay vào đó, nó sử dụng kiến trúc sự kiện không đồng bộ. Điều này có nghĩa là các luồng tương tự được quản lý trong một tiến trình. Mỗi tiến trình này chứa các đơn vị nhỏ hơn được gọi là worker connection, chịu trách nhiệm xử lý các luồng và cung cấp yêu cầu cho work process, sau đó gửi chúng đến master process. Master process sau đó đảm nhận nhiệm vụ trả kết quả cho những yêu cầu đó.

Mặc dù cách hoạt động có vẻ đơn giản khi nhìn qua, nhưng mỗi worker connection trong Nginx lại có khả năng xử lý đến 1024 yêu cầu tương tự. Điều này giúp xử lý hàng ngàn yêu cầu đa dạng mà không gặp phải các trở ngại đáng kể. Đặc điểm này làm cho Nginx trở thành lựa chọn phổ biến cho các trang web đòi hỏi xử lý nhiều yêu cầu như trang thương mại điện tử, trình tìm kiếm, cload storage.

Các tính năng của Nginx là gì?

Tính năng của máy chủ HTTP Nginx

  • Nginx có khả năng xử lý hơn 10.000 kết nối đồng thời với bộ nhớ thấp.
  • Có khả năng phục vụ static file, index file và lập chỉ mục tập tin.
  • Gia tăng tốc độ reverse proxy, cân bằng tải đơn giản và khả năng chịu lỗi vô cùng tốt.
  • Tăng tốc bộ nhớ đệm của FastCGI, uWSGI, SCGI và máy chủ memcached.
  • Nginx hỗ trợ kiến trúc modular, tăng tốc độ nạp trang thông qua nén gzip tự động.
  • Nó cũng hỗ trợ WebSockets từ phiên bản 1.3.13, mã hoá SSL và TLS, cũng như truyền tải file FLV và MP4.
  • Máy chủ ảo VPS có thể hoạt động dựa trên địa chỉ IP và tên, hỗ trợ tới IPv6.

Tính năng máy chủ mail proxy của Nginx

Máy chủ mail proxy của Nginx có 3 phương pháp xác thực: POP3 (USER/PASS, APOP LOGIN/PLAIN/CRAM-MD5), IMAP (LOGIN, AUTH LOGIN/PLAIN/CRAM-MD5), SMTP (AUTH LOGIN/PLAIN/CRAM-MD5). Ngoài ra, chúng còn hỗ trợ SSL, STARTTLS và STLS. 

Ưu, nhược điểm của Nginx là gì?

Ưu điểm của Nginx

Nginx trở nên phổ biến và ngày càng được ứng dụng nhiều là do chúng sở hữu một số điểm mạnh như:

  • Nginx cung cấp cơ chế bộ nhớ đệm mạnh mẽ, giúp tăng cường hiệu suất ứng dụng khi có nhiều người dùng truy cập cùng một địa chỉ trong khoảng thời gian ngắn.
  • Được biết đến là web sever trọng lượng nhẹ, Nginx chuyển tiếp các yêu cầu người dùng đến máy chủ ứng dụng một cách hiệu quả.
  • Quy tắc ghi lại của Nginx mang lại sự linh hoạt khi cấu hình chuyển hướng vĩnh viễn hoặc tạm thời cho một số URL.
  • Nginx dễ dàng tuỳ chỉnh và hỗ trợ phân phối qua giao thức HTTPS.

Nhược điểm của Nginx

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật trên, Nginx còn tồn tại một số nhược điểm như:

  • Cân bằng tải trong Nginx có những hạn chế so với một số máy chủ khác.
  • Cơ chế lưu trữ, cung cấp các lệnh cần phải cải thiện.
  • Việc điều hướng giữa trang chủ Nginx và bộ phận hỗ trợ khách hàng thực hiện rất khó.

Sự khác biệt giữa Nginx và Apache

Trong số các web server phổ biến hiện nay, Apache là đối thủ đáng gờm của Nginx. Có từ những năm 90, Apache cũng có một cộng đồng người dùng lớn mạnh. Vậy giữa Nginx và Apache có điểm gì khác nhau?

  • Nginx là web server không đồng bộ hiệu suất cao. Còn Apache là chương trình máy chủ HTTP mã nguồn mở.
  • Hỗ trợ và bảo trì của Nginx được thực hiện bởi một doanh nghiệp chủ quản riêng biệt, trong khi Apache được quản lý và duy trì bởi một cộng đồng người dùng lớn trên toàn cầu
  • Nginx có khả năng xử lý đồng thời nhiều kết nối, trong khi Apache chỉ liên kết một luồng với một kết nối.
  • Apache cung cấp nội dung tĩnh bằng phương pháp thông thường, xử lý nội bộ dựa trên máy chủ web. Còn Nginx lại thực thi dựa vào quy trình bên ngoài, xử lý nội dung nội bộ kém.
  • Apache thường sử dụng phương pháp thông thường để cung cấp nội dung tĩnh và thực hiện xử lý nội bộ dựa trên máy chủ web. Ngược lại, Nginx lại thực thi dựa vào quy trình bên ngoài, xử lý nội dung nội bộ kém.
  • Apache có tính linh hoạt cao, sử dụng file .htaccess để thực hiện các tùy chỉnh, trong khi Nginx cho phép nhân cấp nhiệm vụ admin.

Đây là những điểm khác biệt cơ bản giữa Nginx và Apache. Hy vọng rằng thông qua thông tin này, bạn đọc sẽ có thêm hiểu biết và có thể đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho ứng dụng của mình.

Bài viết liên quan

Chat